Quẻ dịch số 15 "ĐỊA SƠN KHIÊM"

A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

- Đầy quá thì đổ, muốn khỏi đổ phải hơi vơi, cho nên sau quẻ Đại Hữu tiếp theo quẻ Khiêm.

- Tượng hình bằng trên Khôn dưới Cấn, nghĩa là núi cao mà chịu lún ở dưới.

- Đại Tượng truyện rằng: Địa trung hữu sơn, Khiêm, quân tử dĩ biển đa ích quả, xứng vật bình thí. Nghĩa là: trong đất có núi là quẻ Khiêm. Quân tử xem tượng, nên bớt chỗ nhiều bù chỗ ít, cân xứng các sự vật.

2) Từng hào :

Sơ Lục : bản chất nhu thuận, lại khởi đầu thời Khiêm, nghĩa là quân tử vốn khiêm lại khiêm thêm, nên Cát, dù gặp cảnh nguy hiểm cũng thoát được (Ví dụ Lạn Tương Như xuất thân bần tiện, sau khi lập được công cao vẫn chịu nhường nhịn Liêm Pha).

Lục Nhị : đắc trung đắc chính, trong tâm vốn khiêm tốn rồi, không phải là làm ra vẻ khiêm tốn, Cát. (ví dụ Án Anh làm tướng quốc nước Tề cường thịnh mà mặc áo cừu rách, đi xe ngựa gầy).

Cửu Tam : làm chủ cho toàn quẻ nhưng không khoe khoang vì ở thời Khiêm lại ở hạ quái, Cát. (Ví dụ Hưng Đạo Vương công trùm đời mà không bao giờ lạm dụng quyền vua ban cho)

Lục Tứ : nhu thuận đắc chính, đáng lẽ Cát. Nhưng vì ở trên Cửu Tam là người có công cao, và ở dưới

Lục Ngũ là bậc chí tôn, nên địa vị khó khăn. Cần phải phát huy khiêm mới giữ được an toàn. (Ví dụ Trương Lương).

Lục Ngũ : vị chí tôn gồm đủ ân uy (âm hào cư dương vị), lấy khiêm thu phục nhân tâm, lấy uy vũ khuất phục kẻ chống đối. (Ví dụ Đường Thái Tôn).

Thượng Lục : quá Nhu (Âm hào cư âm vị), tuy biết Khiêm mà không biết dùng uy vũ. (ví dụ: Lưu Biểu, Lưu Chương).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Khiêm :

a) Hào chủ quẻ là Cửu Tam ở trên cùng hạ quái, đắc chính, tượng trưng cho bậc thần tử có tài lớn và công lao trùm đời, nhưng chịu ở dưới thượng quái âm, như vậy gợi ý đức tính khiêm tốn.

b)Vì quẻ này thượng quái Khôn toàn hào âm, và hạ quái có 1 hào dương, nên ta có thể so sánh nó với những quẻ tương tự có thượng quái cũng là Khôn, và hạ quái cũng chỉ có một hào dương nhưng ở ví trí khác. Ví dụ với quẻ Địa Thuỷ Sư số 7, trong đó hào dương ở vị trí Nhị, đắc trung, nên tượng trưng cho vị tướng soái gồm đủ ân uy, chỉ huy được quân lính. Còn hào Cửu Tam của quẻ Khiêm, vốn là dương hào cư dương vị, có thể quá cương hỏng việc nhưng may ở thời Khiêm, biết nhún nhường nên cũng được ngũ âm tin theo. Vậy quẻ Sư và quẻ Khiêm tuy bất đồng nhưng đều đưa đến cùng kết quả tốt.

2) Bài Học :

a) Quẻ này tiếp theo quẻ Đại Hữu là một bài học triết lý: Đầy quá sẽ đổ, phải vơi bớt đi mới giữ được thân danh. Bài học này Washington đã biết khi từ chối làm tổng thống nhiệm kỳ 3, còn Napoléon không biết khi từ điạ vị Premier Consul leo lên ngôi Hoàng đế.

b) Vậy nếu ta bói được quẻ Khiêm, có nghĩa là ta đã tới lúc cực thịnh rồi thì nên tỏ ra khiêm tốn để tránh sự đố kỵ của thiên, địa, nhân. Đây là một triết lý không những đạo đức mà còn rất thực tế, vì lịch sử và kinh nghiệm hàng ngày đều cho ta biết rằng cao quá sẽ đổ, phú quý càng lớn thì càng dễ bị làm vật hy sinh khi sơn hà đổi chủ.

Trở Về Trang Bát Tự Hà LẠC


hình xăm quan công có ý nghĩa gì chung Tắm cấm kỵ thờ phật y 12 cung hoang dao tẠHoa Ý nghĩa sao Tử sinh mệnh niềm vui lớn nhất tứ hóa Xông cách luận giải tứ trụ Mẹo phong thủy thờ mẫu phong thủy đặt giếng nước tướng thanh nhàn mệnh boi bài Bạch Dương chồng tuổi mùi vợ tuổi thân vẠTỉnh cặp đôi nhân mã và ma kết góc văn xương cung sư tử nhóm máu ab đặt tên hay cho con lãnh đạo kim Chòm sao kín đáo tuổi vợ chồng tướng lãnh đạo Nhân tướng xem tử vi Phong thủy nhà bếp tuổi Tân đông y Sao Quốc Ấn 12 con giáp LÃ Æ cung bảo bình 2014 Sơn hạ hoả qua 1991 mệnh gì âm thanh kỳ lạ trong giấc mơ 88 phong thủy cho gia đình bọng mắt không biết là không có tội tên hay cho người tuổi Thân Dậu vận mệnh người tuổi Thìn các loại lọc dùng cho bể cá vàng Giải đoán Tiết Đông Chí xem tử vi bói tình yêu của hai người boi ngay thang nam Bí quyết chinh phục người tuổi Sửu tuổi Tý huệ nhãn con giáp nam Hai người tuổi Dậu có hợp nhau Trẻ sơ sinh tu vi Phúc Lộc Tình Duyên 12 con giáp năm Tứ Hóa